Danh sách mong muốn

SỰ MẦU NHIỆM CỦA CHUÔNG,KHÁNH

Đăng bởi LÊ MINH LÝ vào lúc 06/11/2018
SỰ MẦU NHIỆM CỦA CHUÔNG,KHÁNH

Sự mầu nhiệm của chuông đồng, khánh đồng

 

Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”

Chuông, khánh là những pháp bảo của phật giáo. Chuông, khánh gọi lên những âm thanh trong trẻo có tác dụng thanh lọc tâm hồn.

Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”

   

Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay
Âm thanh đời lắng sạch thay
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.

Chuông có nhiều loại:

Phạn chung (chuông Phạn): được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt, cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc

Bán chung (chuông bán): chiều kích chỉ lớn bằng 1/2 chuông phạn

Bảo Chúng chung (chuông báo chúng)

Gia Trì chung (chuông gia trì)

Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên… thường sử dụng chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện.

Khánh cũng là một pháp khí. Hình dạng của khánh làm theo hình bán nguyệt và đúc bằng đồng, hoặc làm bằng đá cẩm thạch.

Theo như các Thiền sử ghi lại qua các hành trạng của một số vị Thiền Sư, thì tiếng khánh có tác dụng rất lớn đối với người tu thiền. Một khi Thiền giả đã vào các tầng thiền như “Diệt thọ tưởng định” thì dù có trời long đất lở thân tâm của vị ấy cũng bất động. Tuy nhiên, chỉ với một vài tiếng khánh nhỏ cũng đủ đánh thức các ngài.

Chuông, khánh, cùng với trống, mõ… là những nhạc cụ phổ biến trong các nghi lễ Phật giáo. Các âm thanh của trí tuệ này mang năng lượng sáng tạo, giúp người sống theo lời dạy của Ðức Phật, mà tinh tấn trên con đường giải thoát và giác ngộ.

Người có chánh niệm khi sử dụng những pháp khí này âm thanh giao động ngân vang, đều đặn, thư thả, phát ra dể đánh thức và chuyển hoá năng lực thính âm của những người xung quanh chuyên chú vào lời kinh pháp.

Ngày nay, chuông, khánh không chỉ xuất hiện trong chùa,  phục vụ cho các lễ nghi mà còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác như: trang trí, phong thủy… với niềm tin sẽ tạo ra năng lượng tốt, mang lại sinh khí, hóa giải sát khí.

 Đúc đồng Đạo Thuý xin giới thiệu một số chuông và khánh đồng mà cơ sở đã đúc.

  

Một số cảnh đúc chuông,khánh tại chùa và nhà thờ họ

 

Cảnh đúc chuông,khánh, trống,lư hương đồng tại nhà thờ họ Trịnh ở Định Tân huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: