Danh sách mong muốn

TOẠ ĐÀM QUỐC TẾ VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN

Đăng bởi LÊ MINH LÝ vào lúc 06/11/2018
TOẠ ĐÀM QUỐC TẾ VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN

TO ĐÀM KHOA HC QUC T “VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT

 

 

Hôm nay 9 – 8 – 2014 VIỆN KHẢO CỔ HỌC thuộc VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM cùng một số chuyên gia nước ngoài như NHẬT BẢN ,LÀO ,CAM PU CHIA ….Phối hợp với Sở văn hoá thông tin Tỉnh THANH HOÁ và UBND tỉnh THANH HOÁ tổ chức

 TO ĐÀM KHOA HC QUC T “VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT

 

Phía nước ngoài gồm có các nhà nghiên cứu

GS :Keiji Imamura : Quốc tịch Nhật Bản

TS :Thonglith LuangKhot :Quốc tịch Lào

TS :Seng Sonetra     :quốc tịch Campuchia

 

Đoàn của VIỆN KHẢO CỔ HỌC về dự có các ông.

PGS,TS :Nguyễn Giang Hải viện trưởng viện khảo cổ học Làm trưởng đoàn

PGS.TS :Nguyễn Quang Miên trưởng phòng thí nghiệm và xác định niên đại

PGS.TS :Trịnh Sinh chuyên gia nghiên cứu về đồ đồng cổ Đông Sơn

 

Về phía địa phương có ông VƯƠNG VĂN VIỆT phó chủ tịch UBND tỉnh,

Ông PHẠM DUY PHƯƠNG phó giám đốc sở văn hoá thông tin tỉnh Thanh Hoá

Cùng tham gia có hơn 40 nhà khoa học đầu ngành của nước ta về khảo cổ học và các nhà nghiên cứu văn hoá Đông Sơn tham gia hội thảo.

Sau khi hội thảo tại Hà Nội ,đoàn đã về di chỉ Đông Sơn nơi phát hiện chiếc trống đồng đầu tiên tại làng Đông Sơn phường Hàm Rồng thành phố Thanh Hoá  .

Sau đó đoàn về CƠ SỞ ĐÚC ĐỒNG ĐẠO THUÝ để thực tế chứng kiến quá trình làm khuôn và đúc phiên bản chiếc trống đồng Ngọc Lũ có đường kính 75cm bằng phương pháp thủ công truyền thống

Dưới đây là một số hình ảnh của đoàn khi tham gia thực tế tại cs ĐÚC ĐỒNG ĐẠO THUÝ

 

Ông Vương Văn Việt cùng các nhà khoa học đang xem các nghệ nhân tạo khắc hoa văn trống trên khuôn

Nghệ nhân Lê Minh Đạo đang giới thiệu với đoàn phương pháp nấu đồng và rót đồng vào khuôn trống

Rót đồng vào khuôn trống đồng

Sau 30phút khuôn đã được mỡ ra và chiếc trống đồng vừa ra lò còn nóng bỏng.


  Các giáo sư Việt Nam , Nhật Bản Lào,CamPuChia cùng Nghệ nhân Lê minh Đạo bắt đầu trao đổi về quá trình làm khuôn và đúc trống đồng, hàng trăm câu hỏi đã được nêu ra và đã được trả lời cũng như bằng dẫn chứng thực tế trên công việc đang làm

Hơn 2giờ làm việc rất tỉ mỉ chuyên gia Nhật Bản vẫn còn đăm chiêu khó hiểu về quá trình làm khuôn và đúc trống ông nói "còn phải tìm hiểu nhiều về kỷ thuật đúc đồng của hậu duệ văn hoá Đông Sơn"

Giáo sư người Nhật trả lời phỏng vấn đài truyền hình Thanh Hoá

  Giáo sư Keiji Imamura chụp ảnh lưu niệm cùng nghệ nhân Lê Minh Đạo 

Viện trưởng Viện Khảo Cổ Học Pgs.Ts : Nguyễn Giang Hải cùng nghệ nhân Lê Minh Đạo


 

Pgs.Ts Trịnh Sinh cùng nghệ nhân Lê Minh Đạo

 

 

 Một chiếc trống đồng mới hoàn hảo đã ra lò trong niềm hân hoan của các nghệ nhân và thành viên trong đoàn.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: