-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XỨ THANH VÀ VĂN HOÁ TRỐNG ĐỒNG
Đăng bởi LÊ MINH LÝ vào lúc 06/11/2018
XỨ THANH VỚI VĂN HOÁ TRỐNG ĐỒNG
PGS -TS Trịnh Sinh
Phó giáo sư - tiến sỹ Trịnh Sinh và chủ cơ sở đúc đồng Đạo Thúy
Năm 2013 bảo tàng Thanh Hoá và một số nhà khoa
học cho ra đời cuốn sách "Trống đồng Thanh Hoá",trong cuốn
sách dày 300 trang này phần lớn là giới thiệu hình ảnh các loại trống
đồng ở Thanh Hoá,ngoài ra còn có bài viết này của PGS - TS Trịnh Sinh
"Đúc đồng Đạo Thuý" xin được trân trọng giới thiệu
Trống đồng Thanh Hoá (phiên bản)
Xứ Thanh là đất “địa linh”;Vì thế mà sinh ra nhiều ‘nhân kiệt’ .suốt dặm dài lịch sử’mảnh đất này được mệnh danh là đất “Tam Vương,Nhị Chúa”có những vị anh hùng hào kiệt đóng góp nhiều cho lịch sử dân tộc như Lê Hoàn, Lê Lợi,các đời vua – chúa Nguyễn ,Chúa Trịnh…
Không chỉ “nhân kiệt” mà xứ Thanh còn sinh ra “vật kiệt”.đó là những chiec trống đồng Đông Sơn nổi tiếng,tinh hoa lắng đọng của một nền văn hoá Đông Sơn từ hơn 2000 năm trước. Mà chính tên đặt cho trống đồng loại I Heger ở ta,cũng như nền vă hoá rực rỡ sản sinh ra nó,cũng bắt nguồn từ tên một ngôi làng bé nhỏ nằm ngay ven bờ sông Mã ,nay đã thành phường Hàm Rồng của thành phố Thanh Hoá.Vinh dự cho địa danh Đông Sơn đã đi vào lịch sử của Việt Nam củng như lịch sử tỉnh Thanh Hoá, củng nổi dang toàn cầu như một trong những nền văn minh nổi tiếng thời cổ đại của nhân loại.
Từ buổi đầu có mặt ở xứ Thanh, cách đây hơn hai ngàn năm, những chiếc trống đồng đã làm nên một nền văn hoá trống đồng, mang nhiều bản sắc của một vùng châu thổ màu mỡ sông Mã, sông Chu. Văn hoá trống đồng đã đi sâu vào tâm thức, tín ngưỡng của người xứ này xuốt cả dặm dài lịch sử cho đến tận ngày hôm nay.
Tư liệu trống đồng trong lòng đất đã cho thấy người xứ Thanh thực sự là chủ nhân trống đồng. Họ đã chế tạo ra trống ,sử dụng trống và đã tự tay chôn trống trong lòng đất. Có nhiều lý do để người Việt cổ xứ Thanh chôn trống:chia cho người đã khuất với tư cách như một đồ tuỳ táng. Có thể dùng trống làm quan tài để chôn xương cốt người chết (như trống đồng Nga Văn) .Người xưa không quên đặt vào hai hốc mắt vài đồng tiền tròn lỗ vuông như một dạng chia tài sản cho người bước sang thế giới bên kia.Cũng là một phong tục lạ, độc đáo của người việt cổ mà dường như mới thấy ở ngôi mộ trống đồng này.Cũng có thể trống đồng được chôn xuống như một tín ngưỡng, phong tục của người xưa, nếu như chúng ta so sánh với tài liệu dân tộc học. Người Mường trước đây đánh trống trong những dịp có sự kiện của bản, của đời người như lễ hội, tang ma… Sau khi sử dụng trống,họ lại vác trống ra bìa rừng chôn xuống đất. Để trống trong lòng đất được linh thiêng hơn chăng? Qua nhiều biến động lịch sử,một số trống đồng như vậy thất truyền, không ai trong cộng đồng nhớ nữa.Nhưng dẫu trong trường hợp nào, thì sự phát hiện trống trong lòng đất cũng mang ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử các cộng đồng dân cư xứ Thanh. Trống đồng là sản phẩm cua địa phương chứ không phải là đem từ một nơi khác đến,nhưgiả thiết của các học giả phương tây nêu ra trước đây.
Mỗichiếc trống đồng trong hơn 100 chiếc, giới thiệu trong quyển sách này đều như một trang sử nói lên số phận chủ nhân. Mà tập hợp lại đã giúp chúng ta hình dung được bức tranh lịch sử đa sắc, của cư dân xứ Thanh từ hơn 2000 năm cho đến thời Lê.
Họ là những cư dân nông nghiệp làm lúa nước (hình ảnh bông lúa được trang trí trên quai trống Đông Sơn),có những ngày hội sống động như ngày hội đua thuyền( hình các thuyền trên tang trống), các hình người múa hoá trang cầm vũ khí. Nhiều động vật gần gủi với nhà nông cũng được miêu tả sinh động.Có những trống như Vĩnh Hùng, còn có hình bò ở cả phần lưng trống lẫn phần tang.Đáng lưu ý là có cả những chiếc nhuyền chở bò sừng dài. Mỗi thuyền chở một con.Đó là mo típ trang trí hình bò độc đáo chưa từng thấy trên trống đồng nào khác. Trên mặt trống đồng Cẩm Giang lại có tượng vịt, một con vịt gần gủi với từng gia đình làm ruộng từ xưa tới nay, được tạo thành khối tượng trên vị trí trang trọng trên mặt trống. Cũng còn phải kể đến tượng cóc phổ biến hơn, một con vật mà tiếng kêu mỗi khi trời mưa,đã trở thành biểu tượng “con cóc là cậu ông Trời”.Người xưa liên tưởng đến tiếng kêu của cóc với tiếng trống trầm hùng, để mỗi khi cánh đồng xứ thanh hạn hán lại mang trống ra đánh, mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Chẳng thế mà trống đồng còn được mệnh danh là “trống cầu mưa”.Hình tượng chim cũng được cư dân nông nghiệp coi là linh vật quan trọng, vì thế mà dường như trống nào cũng được trang trí ở những vị trí quan trọng nhất. cùng với chim là hình tượng mặt trời.Trong những chiếc trống Đông Sơn,thì người xưa miêu tả mặt trời theo hình ngôi sao nhiều cánh đặt giửa tâm trống,càng khẳng định tục thờ mặt trời của cư dân làm nông, khắp vùng Đông Nam Á, mà trước đây,nhà nữ khảo cổ học người Pháp, bà M.Colani đã có một chuyên luận rất sâu sắc về tục thờ mặt trời của cư dân chủ nhân trống đồng (M.Colani).
Trống đồng Lang Chánh (trống mường)
Để biểu đạt được những xúc cảm, thấy được qua cuộc sống và sản xuất trên những cánh đồng ven sông Mã, sông Chu, người dân xứ Thanh đẵ là những nhà mỹ thuật tạo hình dân dã tài ba, chỉ một vài nét khắc hoạ mà đẵ toát ra được cái thần thái của ngôi nhà sàn trên trống Qảng Xương,của dáng chim bay trên trống Thành Vinh,chim đang kiếm mồi trên trống Nông Cống. Có được những hoa văn đẹp,thanh mảnh như vậy còn nhờ đến tài năng đúc trống Đông Sơn,mà nay vẫn còn lưu dấu ngàn năm ở tay nghề của thợ đúc đồng truyền thống,của làng nghề Chè Đúc (Trà Đông) xã Thiệu Trung,huyện Thiệu Hoá.
Muộn hơn và cũng là kế thừa dòng trống Đông Sơn là trống Mường(trống loại IIHEGER).Những chiếc trống này,cũng chứa chất bao bí ẩn của lịch sử đòi hỏi phải được giải mã.Xứ Thanh lại là nơi tập trung nhiều trống Mường,ở ngay vùng người Mường đang sinh sống.Số lượng trống đồng mà bảo tàng Thanh Hoá lưu giữ gần tương đương trống Đông Sơn .
Trống đồng Đông Sơn Thanh Hoá
Trống Mường với vẽ đẹp riêng của nó,với những hoa văn được tạo ra bằng phương pháp in dập, nhất là hoa văn ô trám,đã khiến mặt trống như một bức thảm được dệt hoa văn đẹp,lặp đi lặp lại như hoa văn trên các tấm thổ cẩm,tấm áo của đồng bào các dân tộc miền núi xư Thanh còn lưu giữ.Trống Mường còn để lại nhiều vấn đề về lịch sử tộc người,nhất là lịch sử người Mường,bộ phận vốn là một trong những thành phần cơ bản của người Việt cổ xưa(Trịnh Sinh,Quách Văn Ạch 2004:t31-44).Trống còn phản ánh cả một nền mĩ thuật Đại Việt,toả sáng vào mỹ thuật trống Mường.Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta thấy hình tượng con rồng uốn khúc thời Lý -Trần được trang trí trên mặt trống Bình Yên,đào được ngay trong lòng đất xã Cẩm Bình,huyện Cẩm Thuỷ năm 2002,hình tượng hoa văn lá đề,lá sồi kép được trang trí đối đỉnh trên thân trống Tú Sơn(phát hiện trong lòng đất xã Thành Tân,huyện Thạch Thành),hệt như mô típ hoa văn này trang trí đối đỉnh trên các chiếc chân đèn gốm hoa lam, phổ biến thời Lê ở vùng đồng bằng.
Những trống Mường chất chứa nhiều vấn đề lịch sử dân tộc Mường,dân tộc Việt khi mà thời điểm hai dân tộc có sự chia tách, nhưng còn giữ lại sự khăng khít về văn hoá,thể hiện sự có mặt khá nhiều hoa văn,thuộc các triều đại phong kiến đã có mặt trên trống loại này.
Sự có mặt trong lòng đất xã Trung Xuân,huyện Quan Sơn một chiếc trống đồng loại III,vốn xưa nay được quan niệm như một dạng trống của người miếm Điện,thì nay quan niệm đó cũng cần xem lại.đây là trường hợp trống loại III được tìm thấy cùng với một số đồ đồng trong lòng đất như:nồi đồng,xanh đồng,chõ đồng…là những đồ đồng quen thuộc của người Mường,người Thái xứ Thanh.Qua phát hiện này,đã giúp cho các nhà khoa học đưa ra giả thiết về chủ nhân của trống đồng loại III,có cả một tộc người nào đó ở vùng Quan Sơn,că cứ vào những đồ đồng chôn cùng,có thể định niên đại cho trống vày vào khoảng vài trăm năm cách đây.
Cũng còn phải kể đến vẽ đẹp của trống Mường xứ Thanh ở góc nhìn nghệ thuật.Một số tượng độc đáo đã được thay thế các khối tuợng cóc truyền thống trên mặt trống đồng.Đó là tượng rùa trên trống Bản Căm (đào trong lòng đất năm 2001 tại xã Tam Văn huyện Lang Chánh và trên trống Bình Yên(trang trí hoa văn rồng như đã nói).Ngay các khối tượng cóc trên trống Mường xứ Thanh cũng có điều đáng bàn.Một số trống đồng có các khối tượng cóc mà ít nơi thấy;đó là các cặp cóc(có người cho rằng giống với ếch hơn)trong tư thế đang giao hoan,thể hiện độc đáo trên mặt trống Cẩm Bình II và mặt trống Làng Chợ (đều phát hiện năm 1997 trong lòng đất xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thuỷ).Những cặp cóc đang giao hoan này đã bổ sung vào một nét đẹp phồn thực của cóc:ngoài bbiểu tượng cầu mưa,có thể cóc (hoặc ếch còn mang một sứ mệnh quan trọng là tượng trưng cho mong muốn phồn thực,con đàn cháu đống,như hình ảnh trước đó mà cư dân Đông Sơn đã thể hiện cặp trai gái đang giao hoan trên nắp thạp đồng Đào Thịnh chăng? Người xứ Thanh thông qua các cặp tượng này cầu mong cho mùa màng bội thu ..
Chỉ riêng xứ Thanh có được chiếc trống độc đáo,trang trí 6 tượng voi khá sinh động,mổi tượng một dáng vẽ.Trống cũng có kích thước khá lớn với đường kính mặt 81,5cm.đó là trống Ngọc LiênI,phát hiện trong lòng đất năm 2002 tại xã Ngọc Liên,huyện Ngọc Lặc.
Chiếc trống đặc biệt nữa mà chỉ thấy ở xứ Thanh,dáng gần giống hình trụ,một mặt bịt kín,một mặt hở như trống đồng mà dáng lại không giống các loại trống mà Heger đã phân loại.Tuy thế, trống vẫn còn có nhiều nét thừa hưởng của trống đồng Heger như giống hoa văn tam giác gạch ngắn Đông Sơn,hay hoa văn cánh hoa kép của trống Mường.Niên đại chiếc trống này chưa xác địng được,nhưng sự kế thừa di sản hai loại trống cơ bản của xư Thanh là vấn đề không phải bàn cải.
Giới thiệu qua các loại trống đồng có mặt tại xứ Thanh,nhiều nhất đang lưu giữ tại bảo tàng Thanh Hoá,ngoài ra còn đang lưu giữ một ít ở bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam,hay đâu đó trong các sưu tập tư nhân,để mong độc giả thấy được sự phong phú và vẽ đẹp của loại hình di sản vô giá này.
Xứ Thanh đúng là xứ sở trống đồng,không những nhiều về số lượng,đẹp về nghệ thuật mà còn góp phần làm nên bản sắc con người nơi đây qua vài ngàn năm.Có một nền văn hớ trống đồng thực sự hiện diện ở Thanh Hoá.trống không những tồn tại thực sự trong lòng đất,trong những dịp hội hè tang ma của người miền núi Thanh Hoá gần đây vẫn thấy,mà còn đi sâu vào tâm thức,tín ngưỡng nơi đây.Thanh Hoá có đền đồng cổ ở Đan Nê,huyện Yên Định vốn được coi là đền gốc đền chính.Từ đền này mới sinh ra nhiều ngôi đền thờ vọng nơi khác.Đền Đồng Cổ gắn với nhiều sự tích, nhiều chiến công diệt giặc ngoại xâm.đền còn được ghi trong sử sách,nhưngcó lẽ được ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Xứ Thanh và người Việt muôn nơi mới là điều đáng kể.
Một ngôi đền đồng cổ nữa ở Thanh Hoá,lại giữ được khá nhiều sắc phong mà triều đại phong kiến trước đây ban tặng cho vị thần độc đáo này.Ngôi đền này cách thành phố Thanh Hoá không xa,ở xã Hoằng Minh,huyện Hoằng Hoá .
Văn hoá trống đồng xứ Thanh còn âm vang mãi,không chỉ ảnh xạ qua hình tượng những chiếc chậu trống(hình dáng là chậu nhưng trang trí hoa văn mặt trống đồng),mà di sản trống đồng xưa để lại cho hậu thế một nghề truyền thống độc đáo,còn hiện diện ở làng nghề đúc đồng Chè Đúc (Chè Đông hay Trà Đông) ngày nay,không phải ngẫu nhiên mà những chiếc trống đồng mới đúc của xứ Thanh đã được coi là tặng phẩm vô giá của Thanh Hoá,đối với các tỉnh khác trong cả nước hay nước ngoài.Có được vậy,người thợ đúc làng Chè đã thừa kế được nghề đúc đồng tinh xảo và những nét hoa văn đẹp có từ thời trống Đông Sơn .
Có lẽ chẵng có một cổ vật nào lại có dấu ấn mạnh mẽ, xuốt mấy ngàn năm đối với văn hoá tỉnh Thanh nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung bằng trống đồng, từ những nét tinh mỹ về nghệ thuật,biểu tượng quyền lực thủ lỉnh cho đến tâm thức,tín ngưỡng, lễ hội,đền miếu (Trịnh Sinh 2011).mà chắc chắn rằng văn hoá trống đồng sẽ còn trường tồn mãi mãi với người dân xứ này.